Mặt trước, mặt sau của dao tiện là mặt như thế nào?

Trong lĩnh vực chế tác máy và gia công kim loại, dao tiện là một trong những công cụ đóng vai trò quan trọng trong việc tạo ra các sản phẩm chính xác và hoàn thiện. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết rằng dao tiện có hai mặt đặc trưng: mặt trước và mặt sau. Vậy mặt trước, mặt sau của dao tiện là mặt như thế nào? Sau đây ATC Machinery sẽ giải đáp ngay câu hỏi này. 

Câu hỏi: Mặt trước của dao tiện là mặt như thế nào?

mat truoc cua dao tien la mat nhu the nao 1
Mặt trước của dao tiện là mặt như thế nào?

Trước khi trả lời cho câu hỏi mặt trước của dao tiện là mặt gì, bạn hãy chọn một trong những đáp án dưới đây:

A. Đối diện với bề mặt đang gia công của phôi

B. Đối diện với bề mặt đã gia công của phôi

C. Tiếp xúc với phôi

D. Tiếp xúc với phoi

>> Đáp án đúng là : D. Tiếp xúc với phoi

Câu hỏi: Mặt sau của dao tiện là mặt như thế nào?

mat-sau-cua-dao-tien-la-mat-nhu-the-nao
Mặt sau của dao tiện là mặt như thế nào?

Tương tự câu hỏi: Mặt trước của dao tiện là mặt gì, trước khi biết được câu trả lời cho câu: Mặt sau của dao tiện là mặt gì mời bạn chọn một trong các đáp án dưới đây:

 A. Mặt tiếp xúc với phôi.
 B. Mặt phẳng tì của dao.
 C. Đối diện với bề mặt gia công của phôi.
 D. Mặt sau với tiếp tuyến của phôi đi qua mũi dao.
>> Đáp án đúng là C. Đối diện với bề mặt gia công của phôi.  

Tổng quan về dao tiện CNC là gì? 

Dao tiện CNC là dụng cụ cắt được dùng cho máy tiện CNC. Hình dạng của dao tiện là một vật thể hình học có phần cắt với hình dáng và các góc nhất định. Dụng cụ này được dùng để tiện các chi tiết cần gia công để tạo hình các sản phẩm theo mong muốn.

Các loại dao tiện sử dụng trong máy tiện CNC gồm: dao tiện ngoài và móc lỗ, dao tiện vai, dao tiện mặt đầu, dao tiện ren, dao tiện lỗ, dao tiện định hình, dao tiện rãnh và cắt đứt,… Với mỗi loại dao tiện phù hợp với một chức năng và vật liệu cắt riêng.

Dao tiện CNC có 2 phần đó là phần cắt và phần cán được lựa chọn dựa vào đặc điểm của bề mặt chi tiết gia công. Hiệu quả làm việc của dao tiện CNC phụ thuộc vào các yếu tố như: vật liệu phần cắt, kích thước, hình dạng dao, thông số hình học phần cắt, sự bẻ phôi và sức bền của dao.

Tham khảo: Cách set dao máy tiện CNC

Cấu tạo của dao tiện 

cau-tao-cua-dao-tien
Cấu tạo của dao tiện gồm những thành phần nào?

Cấu tạo dao tiện bao gồm: phần đầu dao (phần làm việc) và thân dao.

Với phần đầu dao: Được hình thành do mài và gồm: mặt trước, mặt sau, lưỡi cắt, mũi dao.

  • Mặt trước của dao tiện là mặt theo do phoi thoát ra trong quá trình cắt.
  • Mặt sau của dao tiện là mặt đối diện với bề mặt đang gia công của chi tiết. Người ta phân biệt mặt sau chính 2 và mặt sau phụ 3.
  • Mũi dao 4 là chỗ nối tiếp giữa lưỡi cắt chính và lưỡi cắt phụ.
  • Lưỡi cắt chính là giao tuyến của mặt trước và mặt sau được chia thành 2 loại: lưỡi cắt chính và lưỡi cắt phụ. Trong đó, lưỡi cắt chính 6 là giao tuyến của mặt trước và mặt sau chính có nhiệm vụ chủ yếu trong quá trình cắt. Còn lưỡi cắt phụ 5 là giao tuyến của mặt trước và mặt sau phụ.

Phần thân dao: Được dùng để kẹp dao trên bàn dao của máy tiện CNC. Các thông số đặc trưng cho thân dao chính là chiều cao H, chiều rộng B và chiều dài L. Có thể dùng thân dao có tiết diện tròn.

Các mặt và các góc của dao tiện

Các mặt và góc của dao tiện được thiết kế để tối ưu hóa quá trình cắt, đảm bảo độ chính xác cao và giảm thiểu lực cắt. Mặt trước, mặt sau và mặt cắt của dao tiện cùng các góc cắt, góc lưỡi và góc nghiêng đều được tính toán kỹ lưỡng để đáp ứng yêu cầu công việc. Cụ thể:

Các mặt của dao tiện

  • Mặt trước: Mặt trước của dao tiện là mặt tiếp xúc với phoi khi cắt. Góc nghiêng của mặt trước ảnh hưởng đến hướng thoát phoi và lực cắt.
  • Mặt sau: Mặt sau tiếp xúc với bề mặt gia công. Góc nghiêng của mặt sau giúp giảm ma sát và mài mòn.
  • Mặt đáy: Mặt đáy của dao tiện là mặt phẳng nằm ngang, là mặt tì của dao lên đài gá dao hoặc ổ dao khi được lắp vào máy tiện.

Các góc của dao tiện

  • Góc trước y: Góc tạo bởi mặt trước của dao với mặt phẳng song song với mặt phẳng đáy (hoặc mặt phẳng cắt).
  • Góc sau α: Góc tạo bởi mặt sau của dao với tiếp tuyến của bề mặt gia công tại điểm cắt.
  • Góc sắc β: Góc tạo bởi mặt trước và mặt sau của dao.

Vai trò mặt trước của dao tiện là gì?

Mặt trước của dao tiện là mặt thoát phoi, đóng vai trò then chốt trong quá trình gia công cắt gọt kim loại. Đây là bề mặt tiếp xúc trực tiếp với phoi khi dao cắt vào phôi, mặt trước có nhiệm vụ dẫn hướng và tạo điều kiện cho phoi thoát ra khỏi vùng cắt một cách trơn tru.

Thiết kế của mặt trước dao tiện và góc nghiêng của mặt trước sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến lực cắt, nhiệt độ cắt và chất lượng bề mặt gia công. Một mặt trước được thiết kế tối ưu sẽ giúp giảm ma sát, giảm mài mòn dao và tăng tuổi thọ của dụng cụ cắt, đồng thời đảm bảo độ chính xác và độ bóng bề mặt của sản phẩm gia công. Do đó, hiểu rõ vai trò và các yếu tố ảnh hưởng đến mặt trước của dao tiện là rất quan trọng để lựa chọn và sử dụng dao tiện một cách hiệu quả.

Các thông số hình học của dao tiện 

Các góc chính của dao tiện được đo trong mặt cắt chính, đây là mặt phẳng vuông góc với hình chiếu của lưỡi cắt chính trên mặt phẳng đáy:

  • Góc sau chính α, là góc giữa mặt cắt và mặt sau chính của dao tiện tại điểm kê lưỡi cắt chính. Cần có góc sau để giảm ma sát giữa mặt sau dao tiện và mặt của chi tiết gia công. Góc sau thường được lấy trong khoảng 2-12°.
  • Góc sắc β chính là góc giữa mặt trước và mặt sau chính của dao. Độ bền phần làm việc của dao tiện phụ thuộc vào góc này.
  • Góc trước γ chính là góc giữa mặt trước dao tiện và mặt phẳng vuông góc với mặt phẳng cắt đi qua lưỡi cắt chính của dao. Góc này cần có để giảm lực cắt và giảm ma sát giữa phoi và mặt trước của dao. Khi gia công kim loại dẻo, góc γ được lấy trong khoảng 10-20° hoặc lớn hơn. Khi gia công thép, đặc biệt khi dao được làm bằng hợp kim cứng, góc γ lấy gần bằng không hoặc lấy trị số âm. Khi gia công bằng các loại dao định hình như dao tiện định hình, dao phay ren, dao phay định hình, dụng cụ cắt răng,.. thì góc trước γ phải bằng không hoặc rất nhỏ từ 2 – 4°.
  • Góc cắt δ chính là góc giữa mặt trước của dao tiện và mặt phẳng cắt.
  • Các góc phụ của dao α1, β1 và δ1 đo trong mặt cắt phụ, được xác định tương tự như các góc chính của dao.
  • Các góc nghiêng đo trong mặt phẳng dày.
  • Góc nghiêng chính φ chính là góc giữa hình chiếu của lưỡi cắt chính trên mặt đáy và chiều chạy dao.
  • Góc nghiêng phụ φ1 chính là góc giữa hình chiếu của lưỡi cắt phụ trên mặt đáy và chiều ngược lại với phương chạy dao.
  • Góc mũi dao ε chính là góc giữa các hình chiếu của lưỡi cắt chính và phụ trên mặt phẳng đáy.

Thông số hình học hay còn các góc mài sắc của bất cứ dụng dụ cắt gọt nào gồm dao phay, mũi dao, mũi khoan,… đều được xác định tương tự như dao tiện.

Xem thêm: Nhà cung cấp máy CNC chính hãng

Phân loại dao tiện 

phan-loai-dao-tien
Dao tiện được phân thành nhiều loại khác nhau

Các loại dao tiện CNC được phân loại dựa theo những yếu tố sau đây:

  • Căn cứ theo hướng tiện của dao tiện trong quá trình thi công sẽ được chia thành dao tiện trái và dao tiện phải.
  • Căn cứ vào hình dáng và vị trí của phần đầu dao tiện so với thân dao để phân loại thành dao thẳng, dao cắt đứt, dao đầu cong.
  • Dựa vào chức năng, tiện lỗ được phân thành dao phá thẳng, da ren, dao xén mặt đầu, dao cắt rãnh, dao tiện móc lỗ, dao địa hình, dao vai, dao đầu cong.
  • Dựa vào cấu trúc của dao tiện và chia thành dao liền, dao hàn, dao răng chắp. Với dao liền được sản xuất từ cùng 1 loại vật liệu. Dao hàn chắp với 1 phần được hàn và 1 phần kẹp chặt bằng cấu kẹp. Phần thân với vật liệu thép và phần dưới được chế tác từ các vật liệu dụng cụ đặc biệt.

Phân loại chi tiết hơn về các loại dao tiện: 

Dao tiện khi được phân loại chi tiết gồm những loại sau:

  • Dao tiện ngoài gồm dao tiện đầu thẳng và dao tiện đầu cong. Loại dao này có thể tiện trụ ngoài cũng có thể vạt mặt đầu. Trong dao tiện ngoài có thể phân ra dao tiện trụ bậc và dao tiện trụ suốt. Và trong 2 loại này có thể phân loại thêm dao tiện trái và dao tiện phải.
  • Dao tiện mặt đầu gồm 2 loại là: Dao vạt mặt đầu cong và dao vạt mặt đầu thẳng. Phần cắt của dao tiện thường được chế tạo từ 2 vật liệu chính đó là thép gió và thép hợp kim cứng.
  • Dao tiện lỗ gồm 2 loại là dao tiện lỗ suốt (lỗ thông) và dao tiện lỗ bậc (lỗ không thông). Thông thường, dao tiện lỗ có kích thước nhỏ hơn dao tiện trụ ngoài và phần cắt cũng được chế tạo từ 2 loại vật liệu chính là thép gió và thép hợp kim cứng.
  • Dao tiện rãnh và cắt đứt thường được dùng để cắt rãnh hoặc cắt đứt ngoài và cắt rãnh trong trên các chi tiết trụ tròn.
  • Dao tiện ren gồm: Dao tiện ren trái, dao tiện ren phải, dao tiện ren trong và dao tiện ren ngoài.

Vật liệu làm dao

Phần làm việc của dao tiện cần đảm bảo những yêu cầu sau: Độ cứng cao, độ bền nhiệt, tính chịu mài mòn và độ bền cao. Và các vật liệu để làm dao tiện được chia thành 3 nhóm:

  • Nhóm 1: Các vật liệu làm dao cắt gọt tốc độ thấp như: thép cacbon, thép hợp kim.
  • Nhóm 2: Các vật liệu làm dao cắt gọt ở tốc độ cao như: thép gió.
  • Nhóm 3: Các vật liệu làm dao cắt gọt ở tốc độ cao hơn vật liệu nhóm 2 như: hợp kim cứng và kim loại gốm.

Như vậy, những thông tin chia sẻ trên đây đã giúp bạn có câu trả lời cho câu hỏi: Mặt trước, mặt sau của dao tiện là mặt như thế nào? Để tìm hiểu thêm nhiều điều thú vị nữa về các loại máy tiện CNC mời bạn đón đọc các bài viết tiếp theo tại website này nhé. Xin cảm ơn!

THÔNG TIN LIÊN HỆ:

CÔNG TY TNHH MÁY CÔNG CỤ ATC

– Địa chỉ: 

HCM: 55/4E Tiền Lân 1, Bà Điểm, Hóc Môn

Bình Dương: Số 11, Đường D6, KDC Đông An, kp Đồng An, Phường Tân Đông Hiệp, Thành phố Dĩ An

Hà Nội: Thôn Đìa, xã Nam Hồng, huyện Đông Anh

– Hotline: 

Tư vấn bán hàng: 0902 419 483

Hỗ trợ kỹ thuật: 0911 122 122

– Website: https://atcmachinery.com/

– Fanpage: https://www.facebook.com/atcmachinery/

4.9/5 - (16 bình chọn)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *