Cách lấy gốc phôi trên máy tiện CNC đơn giản, dễ thực hiện nhất

Một trong những công đoạn quan trọng nhất khi sử dụng máy tiện CNC là việc lấy gốc phôi – bước định hình quyết định cho toàn bộ quá trình tiện sau này. Đôi khi, việc này có thể tạo ra không ít khó khăn cho những người mới bắt đầu hoặc thậm chí cả những chuyên gia. Bài viết sau đây ATC Machinery sẽ hướng dẫn bạn cách lấy gốc phôi trên máy tiện CNC đơn giản và dễ dàng nhất.

Hệ trục tọa độ và các quy ước trên máy tiện CNC

Trước khi khám phá cách lấy gốc phôi trên máy tiện CNC, bạn hãy tìm hiểu hệ trục tọa độ và các quy ước trên máy đã nhé! Với máy tiện CNC, các trục tọa độ cho phép xác định chiều chuyển động của cơ cấu máy và dụng cụ cắt. Chiều dương của các trục X, Y và Z được xác định dựa theo quy tắc bàn tay phải. Cụ thể, ngón tay cái chỉ chiều dương của trục X, ngón tay giữa sẽ chỉ chiều dương của trục Z và ngón tay trỏ chỉ chiều dương của trục Y.

Quy tắc bàn tay phải
Quy tắc bàn tay phải

Trục Z song song với trục chính của máy tiện CNC và có chiều dương, tính từ mâm cặp đến dụng cụ hoặc chiều dương của trục Z (+Z), luôn chạy ra khỏi bề mặt gia công và chiều âm là chiều ăn sâu vào vật liệu.

Trục X vuông góc với trục máy tiện CNC và có chiều dương hướng về đài dao (hay còn gọi phía dụng cụ cắt). Vì thế, nếu đài dao ở phía trước trục chính thì chiều dương của trục X sẽ hướng vào người điều khiển. Còn đài dao ở phía sau trục chính thì chiều dương sẽ đi xa khỏi người điều khiển.

Các điểm gốc của phôi – các điểm chuẩn của máy tiện CNC

Các điểm chuẩn phải được xác định chính xác trong vùng làm việc của máy tiện CNC.

Điểm gốc của máy M

Điểm gốc tọa độ của máy M chính là điểm cố định do nhà sản xuất sáng lập ngay từ khi thiết kế máy. Nó là điểm chuẩn để xác định các vị trí của điểm khác như gốc tọa độ của chi tiết W. Điểm M thường được lựa chọn là điểm giao của trục Z với mặt phẳng đầu trục chính.

Điểm gốc của phôi W

Trước khi lập trình cần chọn điểm gốc của phôi W. Để xuất phát từ điểm gốc này mà xác định vị trí của các điểm gốc trên đường bao của chi tiết. Nhưng cần xác định sao cho kích thước trên bản vẽ gia công đồng thời chính là các giá trị tọa độ.

Điểm W của phôi có thể được chọn từ lập trình viên trong phạm vi không gian làm việc của máy tiện CNC và của chi tiết gia công. Sử dụng nhóm lệnh từ G54 – G59 và thay đổi điểm W trong quá trình viết chương trình.

G54 X0 Z330

G55 X0 Z240

G56 X0 Z150

G58 Z-90

G59 Z-180

Điểm gốc của chương trình P

Điểm gốc của chương trình P là điểm mà dụng cụ cắt ở sẽ ở đó có 1 khoảng cách an toàn so với điểm W trước khi bắt đầu thực hiện gia công. Nên chọn điểm P sao cho chi tiết gia công hoặc dụng cụ cắt có thể gá lắp hay thay đổi dễ dàng. Điểm này được khai báo ngay đầu chương trình.

Điểm chuẩn của máy R

Các điểm gốc của phôi – các điểm chuẩn của máy tiện CNC
Các điểm gốc của phôi – các điểm chuẩn của máy tiện CNC

Trong hệ thống máy tiện CNC, giá trị đo thực sẽ mất đi khi có sự cố mất điện. Nếu gặp trường hợp này, để đưa hệ thống đo trở lại trạng thái ban đầu thì cần đưa dụng cụ cắt đến điểm R. Điểm chuẩn R có 1 khoảng cách so với điểm gốc của máy.

Để giám sát và điều chỉnh kịp thời quỹ đạo chuyển động của dụng cụ thì cần phải bố trí 1 hệ thống đo lường nhằm xác định quãng đường thực tế so với tọa độ lập trình. Trên máy tiện CNC, người ta đặt các mốc để theo dõi các tọa độ thực của dụng cụ trong quá trình dịch chuyển. Vị trí của dụng cụ luôn được so sánh với gốc đo lường của máy M.

Khi đóng mạch điều khiển của máy tiện CNC thì tất cả các trục phải được chạy về 1 điểm chuẩn mà khi đó giá trị tọa độ của nó so với điểm gốc M phải luôn không đổi và do các nhà chế tạo quy định. Điểm đó chính là điểm chuẩn của máy R.

Vị trí của điểm chuẩn này được tính toán chính xác từ trước bởi 1 cữ chặn lắp trên bàn trượt và các công tắc giới hạn hành trình. Do độ chính xác vị trí của các máy tiện CNC rất cao nên khi dịch chuyển trở về điểm chuẩn của các trục thì ban đầu nó chạy nhanh đến khi gần đến vị trí thì chuyển sang chế độ chạy chậm để định vị 1 cách chính xác.

Điểm thay dụng cụ cắt N

Điểm thay dụng cụ cắt N chính là điểm mà dụng cụ cắt ở đó trước khi thay đổi dụng cụ cắt khác nhằm tránh va chạm chúng vào chi tiết.

Điểm điều chỉnh dụng cụ cắt E

Khi sử dụng nhiều dụng cụ cắt, thì kích thước của chúng phải được xác định trên thiết bị điều chỉnh để có được thông tin đưa vào hệ thống điều khiển. Điều này nhằm điều chỉnh tự động kích thước của dụng cụ cắt.

Xem thêm: Cách set dao máy tiện CNC

Cách gá phôi trên máy tiện CNC

Trong gia công máy tiện CNC, hầu hết phôi đều được lắp trên mâm cặp 3 chấu thủy lực tự định tâm. Trong khi gá phôi lên mâm cặp cần chú ý đến độ đảo của phôi khi quay. Nếu phôi quá đảo thì nên cân chỉnh phôi lại. Và phải chú ý đến áp lực kẹp của mâm cặp xem có hợp lý với vật liệu chi tiết hay không. Trường hợp xảy ra biến dạng trong quá trình kẹp thì phải hiệu chỉnh lại.

Cách lấy gốc phôi trên máy tiện CNC đơn giản nhất

Cách lấy gốc phôi trên máy tiện CNC đơn giản nhất
Cách lấy gốc phôi trên máy tiện CNC đơn giản nhất

Cách lấy gốc phôi trên máy tiện CNC còn được gọi là xác định điểm W.

Việc xác lập điểm góc của phôi được thực hiện như sau:

– Đưa mâm dao về điểm chuẩn máy R bằng nút điều khiển của máy.

– Chọn chế độ di chuyển bằng tay và cho trục chính mang phôi quay.

– Nếu chọn điểm gốc phôi X0, Z0 tại mặt đầu của phôi thì xác định điểm 0 của X và Z như sau:

  • Xác định điểm 0 theo trục Z
    • Dùng chế độ handle để cho dao tiến chạm mặt đầu. Đến khi chạm mặt đầu thì ghi lại kết quả của trục Z và nhập trực tiếp vào máy.
    • Vào OFFSET/ OFFSETTING/ CHỌN chế độ GEOMETRY nhập Z0, sau đó nhấn MEASURE.
    • Vậy là đã xác định xong điểm 0 của Z. Nếu nhập trực tiếp kết quả của Z thì hãy nhấn INPUT.
  • Xác định điểm 0 theo trục X
    • Dùng chế độ handle để cho dao tiến chạm mặt lưng của chi tiết. Tiến hành đưa dao theo trục Z ra khỏi chi tiết gia công. Tiếp theo, ghi lại kết quả trên máy hiển thị, sau đó đo kích thước phôi.
    • Vào OFFSET/ OFFSETTING/ CHỌN chế độ GEOMETRY rồi nhập X40 và nhấn MEASURE.
    • Hoặc X nhập = (X hiển thị – D phôi )/2 và nhấn INPUT.
    • Vậy là đã thiết lập xong điểm 0 của chi tiết gia công.

Việc hiểu rõ những quy ước của các gốc phôi cũng như cách lấy gốc phôi trên máy tiện CNC giúp đảm bảo độ chính xác của chi tiết và giúp cho quá trình vận hành máy dễ dàng, nhanh chóng hơn.

Mua máy tiện CNC ở đâu chất lượng? Hướng dẫn sử dụng chi tiết? 

Mua máy tiện CNC chất lượng đòi hỏi người mua không chỉ có kiến thức kỹ thuật mà còn cần biết đến các nhà cung cấp uy tín. Trên thị trường hiện nay, ATC Machinery là một trong những nhà cung cấp máy tiện CNC hàng đầu. Được biết đến với chất lượng sản phẩm đảm bảo, giá cả cạnh tranh và dịch vụ hậu mãi tận tâm, ATC Machinery nhận được nhiều lời khen ngợi từ người dùng.

Việc mua máy tiện CNC tại ATC Machinery không chỉ đảm bảo chất lượng mà còn đem lại cho người mua sự an tâm khi sử dụng. Nhân viên kỹ thuật của chúng tôi sẽ hướng dẫn chi tiết cách sử dụng máy tiện CNC từ cơ bản đến nâng cao, giúp người mua nắm bắt được cách vận hành máy tiện CNC một cách nhanh chóng và hiệu quả.

Ngoài ra, ATC Machinery còn cung cấp các dịch vụ hậu mãi như bảo hành, bảo dưỡng và sửa chữa, giúp khách hàng giải quyết mọi vấn đề có thể xảy ra trong quá trình sử dụng máy tiện CNC. Liên hệ ngay ATC Machinery để được tư vấn chi tiết về sản phẩm máy tiện CNC!

Bài viết trên đây ATC Machinery đã hướng dẫn cách lấy gốc phôi trên máy tiện CNC đơn giản, dễ thực hiện nhất để những ai đang quan tâm có thể tham khảo. Nếu bạn vẫn còn thắc mắc bất cứ vấn đề gì vui lòng liên hệ đến công ty, các chuyên viên sẽ hỗ trợ nhiệt tình!

THÔNG TIN LIÊN HỆ:

CÔNG TY TNHH MÁY CÔNG CỤ ATC

– Địa chỉ: 

  • HCM: 55/4E Tiền Lân 1, Bà Điểm, Hóc Môn
  • Hà Nội: Thôn Đìa, xã Nam Hồng, huyện Đông Anh

– Hotline: 

  • Tư vấn bán hàng: 0902 419 483
  • Hỗ trợ kỹ thuật: 0911 122 122

– Website: https://atcmachinery.com/

– Fanpage: https://www.facebook.com/atcmachinery/

4.9/5 - (16 bình chọn)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *