Với những người làm việc trong ngành cơ khí chính xác, có lẽ không còn xa lạ với doa. Tuy nhiên, doa vẫn là thuật ngữ còn lạ lẫm đối với nhiều người. Do đó, bài viết sau đây, ATC Machinery sẽ giúp bạn đọc giải đáp máy doa là gì? Đồng thời, nêu rõ nguyên lý hoạt động, phân loại, chất liệu và những lưu ý khi doa. Mời các bạn theo dõi!
Doa là gì? Mũi doa là gì?
Doa là gì? Doa lỗ là gì?
Doa hay còn gọi là doa lỗ, là kiểu gia công khoan lỗ lớn ra với bề dày cắt ít để gia công các lỗ ghép chính xác với độ bóng bề mặt cao. Việc gia công này chủ yếu được thực hiện bởi phần cạnh vát của lưỡi doa, trong khi lưỡi cắt ở chu vi tạo ra độ đúng kích thước, độ chính xác của hình dạng và độ bóng bề mặt.
Sản phẩm này có thể được áp dụng thủ công lên lỗ cần gia công 1 cách trực tiếp. Nhưng với sự phát triển của công nghệ thì dao sẽ đạt hiệu quả tối ưu khi được ứng dụng trên các loại máy như: Máy phay hoặc máy phay CNC, máy tiện hoặc máy tiện CNC và máy khoan hoặc máy khoan CNC. Ở đây mũi doa sẽ được cắm cố định và thẳng vào tâm của lỗ khoan, sau đó quá trình doa được thực hiện bằng máy 1 cách tỉ mỉ, nhẹ nhàng và chính xác.
Mũi doa là gì?
Mũi doa là mũi khoan lỗ được thực hiện trong quá trình gia công các lỗ ghép bề mặt. Nó có dạng hình trụ hoặc hình nón được dùng để phóng to và hoàn thiện các lỗ có kích thước chính xác của máy công cụ CNC. Mũi doa được thiết kế và dùng để mở rộng các lỗ cơ bản hoặc để loại bỏ gờ.
Nguyên lý hoạt động của doa
Sau khi đã nắm rõ doa là gì, chúng ta sẽ tiếp tục tìm hiểu về nguyên lý hoạt động của doa. Hiện nay đa số kim loại được loại bỏ bởi góc vát cạnh 45 độ ở đầu của mũi doa máy. Mặc dù mũi doa chỉ có thể loại bỏ phần nhỏ kim loại nhưng chúng chủ yếu tập trung vào việc khuếch rộng lỗ khoan, nâng cao độ chính xác và làm nhẵn thành lỗ hoặc rãnh.
Mũi doa được tối ưu khi sử dụng chúng trên những lỗ có kích thước nhỏ. Nó có thể loại bỏ phần kim loại nhỏ nhất giúp lỗ đạt đến kích thước chuẩn của kỹ thuật.
Khi sử dụng bạn cần lưu ý nếu lỗ quá nhỏ thì cần loại bỏ lượng kim loại lớn và rãnh doa sẽ không thoát chíp kịp. Lúc này lỗ doa có thể bị thô và không chính xác, nó có thể gây ra hiện tượng nghẹt phôi khiến mũ bị gãy. Còn nếu lỗ quá lớn sẽ không có nhiều kim loại để loại bỏ, lúc này mũi doa chỉ làm nhiệm vụ đánh bóng nhiều hơn là cắt gọt. Trong quá trình này có thể xảy ra hiện tượng nén khiến lỗ doa bị nhỏ lại.
Kích thước thông thường của lỗ doa khoảng 0.0127mm tương đương 0.0005 inches và nhỏ hơn đường kính mũi doa. Do lúc này khối nguyên liệu được đẩy ngược lại khi bạn rút mũi doa ra.
Các loại doa phổ biến hiện nay
Trên thị trường cơ khí có 2 loại doa đang được sử dụng nhiều nhất đó là:
Mũi doa máy
Mũi doa máy chính là sản phẩm được ứng dụng trên máy, ở mũi doa này thì chúng có 2 thiết kế thông dụng nhất đó là mũi doa chuôi thẳng và mũi doa chuôi Col. Nói dễ hiểu hơn, mũi doa có đường kính nhỏ thì đa số là chuôi thẳng, còn đường kính lớn là chuôi Col.
Mũi doa tay
Mũi doa tay có phần chuôi được thiết kế với hình vuông giúp cố định vào tay quay để quay. Nó có thể được cố định vào Ê-tô bởi phần chuôi vuông của nó và khối nguyên liệu sẽ được xoay trên mũi doa.
Sự khác biệt giữa mũi doa tay và mũi dao máy đó là mũi doa tay có sách hướng dẫn ngắn để bạn có thể bắt đầu quá trình doa, còn ở mũi doa máy thì không có.
Về công suất, mũi doa tay loại bỏ kim loại ít hơn nhiều so với mũi doa máy. Do đó, mũi doa tay thường được làm sạch lỗ hay doa hoặc gia công ở những vị trí khó mà mũi doa máy không thể thực hiện được.
Xem thêm: Khớp nối là gì?
Các chất liệu mũi doa
Các chất liệu của mũi doa gồm có:
- Thép gió (HSS): Là vật liệu thông dụng nhất hiện nay cho cả 2 mũi doa tay và mũi doa máy.
- Thép gió Cobalt HSS-Co: Nói về chất liệu và hiệu quả thì loại này tốt hơn thép gió đến 25%. Chúng còn có độ bền và tuổi thọ cao hơn thép gió. Thép gió Cobalt HSS-Co được sử dụng trên tất cả các vật liệu như Hợp kim Nikkencao, hợp kim Inconel, thép, hợp kim Titanium.
- Thép hợp kim cứng Carbide: Có thể chịu được sự mài mòn tốt và luôn giữ lại độ sắc bén khi ở nhiệt độ cao hơn thép gió. Chúng được sử dụng chủ yếu cho kim loại màu, gang, nhựa plastic, thép có độ cứng cao. Bạn cần lưu ý đối với mũi doa Carbide, phải sử dụng trên máy gia công phù hợp.
- Ngoài ra, còn có các loại thép gió HSS phủ TiN (Titanium) hoặc TiALN (Titanium Aluminum Nitride) nâng cao khả năng chống mài mòn và chịu nhiệt tốt.
Những lưu ý khi sử dụng doa
Trong quá trình sử dụng doa chắc chắn bạn sẽ gặp phải những vấn đề, điển hình như sự rung lắc hay còn gọi là Chatter. Nó sẽ tạo ra những đường vân trên bề mặt vật liệu khiến bề mặt không còn mịn màng và nhẵn bóng. Do đó để khắc phục điều này bạn cần chú ý những điểm sau đây:
- Giảm tốc độ gia công của máy (Speed).
- Tăng hoặc giảm bước tiến của dao khi sử dụng (Feed).
- Kiểm tra bầu kép, giảm chiều dài của mũi doa để tăng độ kẹp cứng và chắc chắn của bầu kẹp.
- Tạo 1 đoạn dẫn ở lỗ rồi bắt đầu bỏ mũi doa vào doa.
- Có thể sử dụng mũi doa mồi.
Ngoài ra, còn có 1 số loại mũi doa khác:
- Mũi doa ren ống.
- Mũi doa chuôi Col.
- Mũi doa Chốt Côn.
- Mũi dao khoét và lưỡi dao cạo phôi.
Bài viết trên đã giải đáp doa là gì, đồng thời cung cấp các thông tin liên quan đến doa để bạn đọc nắm rõ hơn. Để biết thêm về các phương pháp gia công doa mời bạn đọc đón đọc bài viết tiếp theo tại website này của chúng tôi nhé. Hẹn gặp lại!
THÔNG TIN LIÊN HỆ:
CÔNG TY TNHH MÁY CÔNG CỤ ATC
– Địa chỉ:
- HCM: 55/4E Tiền Lân 1, Bà Điểm, Hóc Môn
- Hà Nội: Thôn Đìa, xã Nam Hồng, huyện Đông Anh
– Hotline:
- Tư vấn bán hàng: 0902 419 483
- Hỗ trợ kỹ thuật: 0911 122 122
– Website: https://atcmachinery.com/
– Fanpage: https://www.facebook.com/atcmachinery/